“Mozart của thế kỷ 21” là tên gọi đùa mà thầy cô trong khoa Nghệ thuật, 789bet life đã dành gọi thầy giáo – nhạc sĩ Bùi Thế Khương.
Sinh ra và lớn lên tại một vùng đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, nay là phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, thầy giáo Bùi Thế Khương đã mang trong mình một tài năng âm nhạc hiếm có. Năm 1977, anh đã rời quê hương lên thành phố theo học lớp năng khiếu biểu diễn violon tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc. Tại đây, anh vừa học văn hóa vừa học âm nhạc. Đến tháng 6 năm 1983, sau khi tốt nghiệp, anh nhâp ngũ vào đơn vị Quân đoàn 26 tại Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng). Sau khi xuất ngũ, anh về công tác tại Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và trở thành thầy giáo dạy âm nhạc từ năm 1987.
Trong thời gian công tác tại trường, anh không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn âm nhạc (vừa giảng dạy vừa biểu diễn). Bởi vậy, anh đã chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ như violon, piano, ghi ta, organ, trống điện tử… Ngoài ra, anh còn là một họa sĩ tài năng biết vẽ truyền thần rất giỏi.
Năm 2006, anh tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội, nay là Học Viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Với anh, câu nói của Lê nin “Học, học nữa, học mãi” chính là chân lí đúng đắn và mang đầy ý nghĩa. Chính vì vậy, năm 2016, dù tuổi không còn trẻ nhưng anh vẫn tiếp tục học tiếp cao học chuyên ngành sáng tác tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.
Hiện nay, anh không những là một thầy giáo giảng dạy âm nhạc tại khoa Nghệ thuật của 789bet life mà anh còn là một nhạc sĩ ưu tú của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh.
Vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam với tác phẩm giao hưởng thơ “Hạ Long ngày mới”. Tác phẩm của anh đã được Hội Nhạc sĩ Việt Nam đánh giá rất cao (hai giải A, một giải C, không có giải B đối với dòng nhạc giao hưởng).
Thầy giáo nhạc sĩ Bùi Thế Khương do nhạc sĩ Thế Tuyên – Hội Nhạc sĩ Việt Nam chụp
Giao hưởng thơ hay còn được gọi là thơ giao hưởng bằng âm thanh, bằng nhạc cụ là một thể loại của nhạc cổ điển, được viết cho dòng nhạc giao hưởng. Đây là một thể loại thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Giao hưởng thơ “Hạ Long ngày mới” được viết giống như hình thức sonate ở giọng pha trưởng (F- dur), nhịp C. Nội dung tác phẩm giới thiệu toàn cảnh Vịnh Hạ Long với bố cục của tác phẩm gồm ba phần: phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện.
Ở phần mở đầu với nhịp độ vừa phải Andante Introduce (thanh thản, không vội vã), tác giả đã xây dựng một số thang âm ngũ cung, gam rải đi lên mang tính đối đáp, các bè đi từ thấp lên cao làm cho người nghe có cảm giác bồng bềnh như con thuyền trôi, lướt trên những ngọn sóng nhấp nhô của Vịnh Hạ Long. Nghệ thuật âm nhạc mang chất thơ lãng mạn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của chủ đề chính.
Ở phần trình bày, chủ đề 1 nhịp độ nhanh Allegro- Maestoso, âm nhạc mang tính hành khúc, nội dung miêu tả lòng hân hoan, phấn khởi và tràn ngập niềm tự hào của người Hạ Long về con người và cảnh vật nơi đây.
Sau phần trình bày là 17 nhịp nối tiếp, với lối trần thuật kể chuyện, âm nhạc mang tính chất mềm mại, dàn trải tương phản với chủ đề 1, tốc độ chậm vừa, khoan thai, giai điệu uyển chuyển, nội dung âm nhạc miêu tả phong cảnh núi non hùng vĩ hòa với mây nước mênh mông của biển cả.
Phần phát triển từ chủ đề 1 gồm 57 nhịp, giọng đô trưởng (C-dur) nhịp C Allegro (tốc độ nhanh) diễn tả nhịp sống sôi động, náo nhiệt từ trên bến dưới thuyền và cảnh du thuyền thưởng ngoạn của du khách trên vịnh Hạ Long.
Đến phần tái hiện, trở về giọng ban đầu F-dur mang tính trong sáng nhẹ nhàng như đưa ta trên du thuyền về bến. Một lần nữa âm nhạc thể hiện sức sống mới của con người và cảnh vật, non xanh nước biếc Hạ Long khởi đầu một tiềm năng, một thành phố đáng sống. Đây cũng chính là niềm hy vọng và rất đỗi tự hào của nhạc sĩ cũng như của tất cả con người Quảng Ninh đang chuẩn bị đón chào một tương lai tươi sáng vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với tài năng tiềm ẩn trong con người của thầy giáo, nhạc sĩ Bùi Thế Khương, để có được những thành tích trên, anh không ngừng phấn đấu, học hỏi vươn lên trong lĩnh vực chuyên môn. Là một người con của đất Quảng, anh đã khẳng định tình yêu quê hương đất nước qua tác phẩm của mình với cảm xúc sâu lắng về sự chuyển biến từng ngày của cảnh vật và con người Hạ Long nói riêng của vùng đất Quảng Ninh nói chung.
Hy vọng trong thời gian tới, anh sẽ cống hiến thật nhiều tác phẩm hay và có giá trị hơn nữa về quê hương Hạ Long Quảng Ninh.
Ngô Thị Hiệp
(Khoa Nghệ thuật)