789bet life bấm vào để nhập

Thứ Tư, 2/11/2022 | 09:32 GMT +7

GIẢNG VIÊN KHOA THỦY SẢN TỔ CHỨC CHO SINH VIÊN THAM QUAN, HỌC TẬP HỆ SINH THÁI THỦY SINH  Ở  ĐỊA PHƯƠNG

Thực hiện kế hoạch dạy học học phần Sinh thái Thủy sinh vật, chiều ngày 31/10/2022 cô Ngô Thị Hoản - phụ trách học phần đã tổ chức cho sinh viên lớp NTTSK6 tham quan, học tập hệ sinh thái thủy sinh địa phương.

Địa điểm lớp được đến tham quan học tập là ao nuôi cá kết hợp trồng lúa nước tại gia đình bác Phạm Văn Chiêu tại khu Chạp Khê – phường Nam Khê, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây, sinh viên lớp NTTSK6 đã được trao đổi, trò chuyện, đặt câu hỏi với chủ hộ ao nuôi. Cá hiện có trong ao được thả ghép nhiều loài (cá trắm cỏ, cá rô phi, cá mè hoa, cá trôi), chúng tận dụng tối ưu các tầng nước và nguồn thức ăn. Thực vật trong ao có mặt gồm bèo tây, lúa nước, một số loài tảo,…. Tảo là nguồn thức ăn trực tiếp cho nhiều loài cá. Bèo tây vừa chống rét, chống nóng, lại như cái máy lọc nước cho ao. Theo bác Chiêu, cá ăn sâu bọ trong ruộng nên không cần sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ thế làm sạch môi trường. Cá ăn cỏ dại và sục bùn ở ruộng nên cỏ không phát triển được. Vai trò tương tác giữa lúa và cá được bác cho biết: “Trong quá trình phát triển cá thải phân ra ruộng, làm tăng độ phì cho đất và ngược lại, khi bón phân cho lúa nhất là phân hữu cơ sẽ giúp cho sinh vật sống trong ruộng lúa phát triển làm thức ăn cho cá. Hạt lúa rơi rụng cũng làm thức ăn tốt cho cá. Khi nuôi cá – lúa là ruộng phải có khả năng điều tiết nước tốt để phù hợp với từng giai đoạn thời gian sinh trưởng của cá”.

Việc tham quan thực tế này đã đem đến cho sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản những cách nhìn khách quan và thực tế nhất về sự tương tác sinh thái giữa các loài trong hệ sinh thái thủy sinh. Đặc biệt là mô hình sinh thái trồng lúa kết hợp nuôi cá tạo nên hệ sinh thái khép kín, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho lúa và giảm lượng thức ăn cho cá nhưng lúa vẫn cho đảm bảo năng suất, cá phát triển nhanh, qua đó tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, tạo thu nhập thêm cho người dân. Học tập thực tế địa phương không những bổ sung, củng cố các kiến thức lý thuyết trong học phần sinh thái thủy sinh vật mà còn mang lại không khí học tập vui vẻ, hào hứng  và hiệu quả cho sinh viên.

Bác Phạm Văn Chiêu  trao đổi với sinh viên về mô hình nuôi cá

Tập thể lớp NTTSK6 chụp ảnh lưu niệm trên đường đi tham quan

Ao nuôi cá nhà bác Phạm Văn Chiêu

Ngô Thị Hoản – Đinh Đức Hoàng

BÌNH LUẬN