789bet life bấm vào để nhập

Thứ Hai, 24/10/2022 | 23:32 GMT +7

THĂM LÀNG NGHỀ ĐÓNG TÀU HÀ AN – MỘT TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2022 – 2023 số 14 – KH/TrTH ngày 26/08/2022 và kế hoạch số 40/KH-TrTH ngày 01/10/2022 về việc tổ chức hoạt động giáo dục tháng 10/2022. Được sự  nhất trí của Ban Giám hiệu trường Thực hành Sư phạm, ngày 22/10/2022  tổ Trung học cơ sở (THCS) […]

Thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2022 – 2023 số 14 – KH/TrTH ngày 26/08/2022 và kế hoạch số 40/KH-TrTH ngày 01/10/2022 về việc tổ chức hoạt động giáo dục tháng 10/2022. Được sự  nhất trí của Ban Giám hiệu trường Thực hành Sư phạm, ngày 22/10/2022  tổ Trung học cơ sở (THCS) trường Thực hành Sư phạm đã tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan tại Cụm công nghiệp làng nghề đóng tàu Hà An cho học sinh khối 6 năm học 2022-2023.

Mất khoảng hơn 30 phút di chuyển trên tuyến đường từ Uông Bí – Quảng Yên, thầy và trò trường THSP đã đến làng Hà An thuộc phường Hà An (Thị xã Quảng Yên), một làng quê nhỏ nằm nép mình bên dòng sông Chanh. Hà An là làng nghề truyền thống vận tải, đóng tàu, thuyền từ những năm 1964, nơi sinh  ra những chiếc tàu gỗ lớn, được ví như những “chiến ngư” dũng mãnh vượt sóng tham gia vận tải vũ khí, lương thực tiếp tế miền Nam trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Không chỉ là biểu trưng cho giá trị văn hóa đáng quý làng nghề Hà An còn là  thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp thanh bình của một làng chài nhỏ, cùng phong cảnh non nước hữu tình xung quanh.

Điểm đến đầu tiên của đoàn đó là Công ty TNHH Hoàng Cau (khu 12, phường Hà An) – một trong những hộ đầu tiên theo nghề, tới nay đã 3 đời. Trong tiếng rộn ràng của nhà xưởng, bác Hoàng Văn Cau, Giám đốc công ty vui vẻ kể cho đoàn nghe về những trang sử của làng nghề. Theo lời bác Hoàng Văn Cau kể lại thì Hà An trước đây chỉ là bãi triều sú vẹt giáp Tiền An và còn chưa có người sinh sống. Những người đầu tiên khai hoang, đắp đê lấn biển, phát triển nghề đóng tàu thuyền, vận tải. Khởi phát là những xã viên vận tải, thợ giỏi nghề từ xã đảo Hà Nam, nơi giàu truyền thống nghề đóng tàu, thuyền, đã mang tới vùng đất ven sông Chanh này nghề đóng và sửa chữa tàu thuyền.

Ngày nay, làng xóm Hà An đã đổi thay rất nhiều so với chừng những năm trước. Đường sá rộng rãi, nhà tầng khang trang. Các xưởng đóng thuyền lớn được lập lên san sát ven bờ sông Chanh. Thăm làng nghề truyền thống Hà An mới thấy hết không khí của làng nghề. Dọc bến sông Chanh hiền hoà, các xưởng đóng, sửa chữa tàu thuyền, tiếng máy cưa, đục rộn rã cả một khoảng không gian. Từng tốp thợ đang khẩn trương hoàn thiện công việc của mình để bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Bên trong nhà xưởng, những người thợ lành nghề đang sơn thân tàu. Dưới sông, những con tàu đang ở trong những âu đà tiến hành lắp ráp kiểm tra máy móc để sẵn sàng hạ thủy.

Rời xưởng nhà bác Hoàng Văn Cau, đoàn trải nghiệm của cô trò trường THSP gặp gỡ bác  Vũ Văn Tuyên (Giám đốc Công ty TNHH đóng tàu Thịnh An, khu 12, phường Hà An). Gia đình bác theo nghề đóng sửa chữa tàu, vận tải biển đã 3 đời. Riêng thời bố bác  lại chọn theo nghề vận tải. Bản thân bác Tuyên lại say mê ngón nghề của ông nội. Theo lời bác Tuyên kể ngoài các loại tàu truyền thống, thợ ở đây đã có thể đóng được những chiếc tàu lớn, bền chắc chứ danh. Đặc biệt là tay nghề sảm dừa, kỹ thuật sảm riêng có ở làng nghề Hà An, dùng sơ dừa mỏng đánh vào hèm thật sâu, chặt để chống thấm nước.

Tận mắt chứng kiến quy trình đóng mới và sửa chữa các con tàu vỏ thép, vỏ gỗ và trải nghiệm thử làm công nhân của xưởng đóng tàu: quét sơn, đục, gia cố thân tàu…Cô và trò trường THSP hiểu rõ hơn về những vất vả của nghề đóng tàu và càng khâm phục nỗ lực vượt qua khó khăn của các bác, các cô, các chú công nhân tại các xưởng đóng tàu nơi đây. Trong những cái bắt tay thật chặt trước lúc tạm biệt, đoàn trải nghiệm trường THSP cảm nhận được niềm tự hào của những người thợ kiến tạo nên những con tàu, giúp ngư dân vững lòng bám biển. Bởi từ chỗ làm nghề chỉ để lo miếng cơm manh áo, nay mỗi người thợ đóng tàu ở những làng biển như những chiến sĩ bảo vệ ngư trường, biển đảo vì họ đã đồng hành tiếp sức cho ngư dân.

Sau khi dời làng đóng tàu cô và trò quay về trường THCS Hà An giao lưu với các bạn học sinh. Thời gian được gặp gỡ và giao lưu với các bạn học sinh ở đây thật ngắn ngủi nhưng cũng là một kỉ niệm ấn tượng, đoàn trải nghiệm đã tặng quà và hẹn các bạn nơi đây một ngày gần nhất nếu có cơ hội sẽ đến thăm mái trường Thực hành Sư phạm thân yêu của chúng mình.

Điểm cuối của cuộc trải nghiệm là siêu thị Lan Chi, cánh cửa siêu thị mở ra đã mang đến cho các bạn nhỏ một thế giới của muôn vàn những món hàng hóa. Và với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các con đã cùng nhau tìm hiểu về từng nhóm thực phẩm về rau củ, thịt cá, trứng sữa, hay các món đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình…Các bạn học sinh lớp 6 còn được  di chuyển, vận động trong các khu nhà liên hoàn, nhà bóng hay thử thách độ kiên nhẫn với những trò như tô tượng, gắp thú bông…

Hành trình trải nghiệm tại làng nghề đóng tàu Hà An và siêu thị Lan Chi khép lại đã trang bị thêm cho các bạn nhỏ những thông tin bổ ích về làng nghề đóng tàu lâu đời và nổi tiếng ở Quảng Yên, những kỹ năng về cách ứng xử văn minh nơi công cộng, giúp các bạn trưởng thành hơn qua các hoạt động.

Chuyến đi sẽ mãi là một dấu ấn đầy thú vị, là hành trình kỉ niệm không bao giờ quên trong tâm trí của học trò và các thầy cô trường Thực hành Sư phạm. Đây sẽ là bước khởi đầu cho quá trình hình thành tính cách và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em, tạo động lực cho các em phấn đấu học tập thật tốt để hiện thực hóa những ước mơ, hoài bão của mình.

Người đưa tin: Nguyễn Thu Hà (Tổ THCS)

Một số hình ảnh tại buổi trải nghiệm

Bắt đầu hành trình khám phá

 

Nghe bác Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Cau giới thiệu về lịch sử và kĩ thuật đóng tàu sắt
Nghe giới thiệu về nghề đóng tàu gỗ tại Thịnh An
Trai nghiệm sơn vỏ tàu
Cũng không khó lắm các bạn ạ!
Tặng quà cảm ơn các đội viên tình nguyện của trường THCS Hà An
BGH và giáo viên tổ THCS cùng đoàn giáo viên trải nghiệm trường THCS Hà An

 

 

 

BÌNH LUẬN