789bet life bấm vào để nhập

Thứ Ba, 10/12/2019 | 11:38 GMT +7

Đề cương ôn tập Khối 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – TOÁN 6 NĂM HỌC 2019-2020 A/ LÝ THUYẾT I. PHẦN SỐ HỌC * Chương I: 1. Tập hợp: Cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp 2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và […]

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – TOÁN 6
NĂM HỌC 2019-2020

A/ LÝ THUYẾT
I. PHẦN SỐ HỌC
* Chương I:
1. Tập hợp: Cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp
2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính trên tập hợp số tự nhiên.
3. Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
4. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
5. Cách tìm ƯC, BC,ƯCLN, BCNN của 2 hay nhiều số.
* Chương II:
1. Tập hợp các số nguyên.
2. Thứ tự trên tập số nguyên
3. Quy tắc: Cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.
II. PHẦN HÌNH HỌC
1. Hiểu được điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia? Biết cách vẽ, gọi tên điểm, đường thẳng đoạn thẳng, tia.
2.Thế nào là hai tia đối nhau? Trùng nhau?Vẽ hình minh họa cho mỗi trường hợp.
3. Khi nào ba điểm A,B,C thẳng hàng?
4. Khi nào điểm M nằm giữa hai điểm A và B?
5.Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
B/ BÀI TẬP
I. PHẦN SỐ HỌC
– Bài tập về tập hợp : Cách viết tập hợp; tính số phần tử của tập hợp. Bài tập về dãy số cách đều.
– Bài toán về lũy thừa: Thực hiện phép tính; So sánh lũy thừa.
– Thực hiện phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa với số tự nhiên, phối hợp các phép tính cùng dấu ngoặc.
– Cộng, trừ với số nguyên.
– Tìm thành phần chưa biết của tổng, hiệu, tích, thương, lũy thừa.
– Bài toán tìm số liên quan đến tìm ƯC, BC,ƯCLN, BCNN.
– Các bài toán sử dụng tính chất chia hết của tổng, dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
– Quy trình bấm phím sử dụng MTCT trong tính toán.
II. PHẦN HÌNH HỌC
– Kĩ năng vẽ hình (Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng).
– Xác định điểm nằm giữa hai điểm.
– Tính độ dài đoạn thẳng.
– Bài tập về trung điểm của đoạn thẳng (định nghĩa, tính chất).

BÀI TẬP MINH HỌA
PHẦN SỐ HỌC
Bài 1: Viết tập hợp A các số tự nhiên:
a/ lớn hơn 4 và không vượt quá 7.
b/ khác 0 và không vượt quá 12.
c/ lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20
d/ lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15.
e/ chia hết cho 3, nằm trong khoảng từ 20 đến 80.
f/ là ước nguyên tố của 84.
Bài 2: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử
a) A = {x  N10 < x <16} d, D={x  NxB(15); 40 b) B = {x  N10 ≤ x ≤ 20 e, E = {x   }

c) C = {x  N5 < x ≤ 10} f, F = {x  N*x 17; x < 100}

Bài 3: Cho tập hợp A = {x  N x 5; 10 < x <160}
a/ Tập hợp A có bao nhiêu phần tử.
b/ Tính tổng các phần tử của tập hợp A.
c/ Tìm phần tử đứng thứ 10 của A khi sắp các phần tử của tập hợp A theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Bài 4: Tìm tập hợp các số tự nhiên n vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 953 < n <984.
Bài 5: Thực hiện phép tính:
a) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] b) 1200 : 2 + 62.21 + 18
c) 53.2 – 100 : 4 + 23.5 d) 3.52 + 15.22 – 26:2
e) 62 : 9 + 50.2 – 33.3 f) 20 : 22 + 59 : 58
g) 32.5 + 23.10 – 81:3 h) 513 : 510 – 25.22
i) 84 : 4 + 39 : 37 + 50 j) 100 : 52 + 7.32
k) 79 : 77 – 32 + 23.52 l) (519 : 517 + 3) : 7
m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20 n) 32.5 – 22.7 + 83
o) 295 – (31 – 22.5)2 p) 59 : 57 + 12.3 + 70
q) 12:{390: [ 500 – (125 + 35.7)]} r) 80 – [ 130 – ( 12 – 4)2 ]
Bài 6: Tính hợp lí :
a) 48.19 + 48.115 + 134.52 b) 35.23 + 35.41 + 64.65
c) 27.121 – 87.27 + 73.34 d) 87.23 + 13.93 + 70.87
e) 125.98 – 125.46 – 52.25 f) 19.27 + 47.81 + 19.20
g) 136.23 + 136.17 – 40.36 h) 29.87 – 29.23 + 64.71

Bài 7: Tính tổng:
S1 = 1 + 2 + 3 +…+ 999
S2 = 10 + 12 + 14 + … + 2018
S3 = 21 + 23 + 25 + … +2019
S4 = 1 + 4 + 7 + …+79
Bài 8: Tìm số tự nhiên x biết:
a, 71 – (33 + x) = 26 g,7x – x = 521 : 519 + 3.22- 70
b, (x + 73) – 26 = 76 h, 89 – (73 – x) = 20
c, x- 36:18 = 12 i, 5x + x = 39 – 311:39
d, (x- 36):18 = 12 j, 23 + 3x = 56 : 53
e, 315 + (146 – x) = 401 k, 4x = 64
f, (6x – 39 ) : 3 = 201 m, x2 = 64 n, 9x- 1 = 9
Bài 9: Tìm số tự nhiên x biết:
a, 16 x
b, x 35 và x < 150. c, x + 15 x + 3. d, (x + 1) + (x + 2) + (x + 3) + . . . + ( x+ 100) = 5750 Bài 10: Tìm x, y Z, biết: a, c, b, d, e, x + 13 = 5 f, x – 1 = – 9 g, (x + 2 ) (y – 3) = 5 h,10 – x là số nguyên âm lớn nhất Bài 11: Trong các số: 4827; 5670; 6915;2007. a/ Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9? b/ Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9? Bài 12: a) Cho A = 963 + 2493 + 351 + x với x  N. Tìm điều kiện của x để A chia hết cho 9, để A không chia hết cho 9. b) Cho B = 10 + 25 + x + 45 với x  N. Tìm điều kiện của x để B chia hết cho 5, B không chia hết cho 5. Bài 13: a) Thay * bằng các chữ số nào để được số 73* chia hết cho cả 2 và 9. b) Thay * bằng các chữ số nào để được số 589* chia hết cho cả 2 và 5. c) Thay * bằng các chữ số nào để được số 589* chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9. d) Thay * bằng các chữ số nào để được số 548* chia hết cho cả 3 và 5. e) Thay * bằng các chữ số nào để được số 787* chia hết cho cả 9 và 5. f) Thay * bằng các chữ số nào để được số 124* chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. g) Thay * bằng các chữ số nào để được số *714 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. Bài 14: Tìm các chữ số a, b để: a) Số 4a12b chia hết cho cả 2; 5 và 3. b) Số 5a43b chia hết cho cả 2; 5 và 9. c) Số 735a2b chia hết cho cả 5 và 9 d) Số 5a27b chia hết cho cả 2; 5 và 9. Bài 15: Khi chia số tự nhiên a cho 36 ta được số dư là 12 hỏi a có chia hết cho 4 không? Có chia hết cho 9 không? Bài 16: a) Tổng của ba số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 3 không? b) Tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 4 không? c) Chứng tỏ rằng trong ba số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 3. d) Chứng tỏ rằng trong bốn số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 4. Bài 17: Một đội y tế có 24 bác sỹ và 108 y tá. Có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số bác sỹ và y tá được chia đều cho các tổ? Bài 18: Lớp 6A có 18 bạn nam và 24 bạn nữ. Trong một buổi sinh hoạt lớp, bạn lớp trưởng dự kiến chia các bạn thành từng nhóm sao cho số bạn nam trong mỗi nhóm đều bằng nhau và số bạn nữ cũng vậy. Hỏi lớp có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? Bài 19: Học sinh khối 6 có 195 nam và 117 nữ tham gia lao động. Thầy phụ trách muốn chia ra thành các tổ sao cho số nam và nữ mỗi tổ đều bằng nhau. Hỏi có thể chia nhiều nhất mấy tổ? Mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ? Bài 20: Số học sinh khối 6 của trường là một số tự nhiên có ba chữ số. Mỗi khi xếp hàng 18, hàng 21, hàng 24 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó. Bài 21: Học sinh của một trường học khi xếp hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh của trường, cho biết số học sinh của trường trong khoảng từ 1600 đến 2000 học sinh. Bài 22: Một tủ sách khi xếp thành từng bó 8 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn đều vừa đủ bó. Cho biết số sách trong khoảng từ 400 đến 500 cuốn. Tính số sách đó. Bài 23: Bạn Lan và Minh Thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng đến thư viện Câu 24. Một khối học sinh khi tham gia diễu hành nếu xếp hàng 12;15;18 đều dư 7. Hỏi khối có bao nhiêu học sinh? Biết rằng số học sinh trong khoảng từ 350 đến 400 em. Bài 25: So sánh: a) A = 20 + 21 + 22 + 23 + … + 22010 và B = 22011 – 1. b) A = 2009.2011 và B = 20102. c) A = 1030 và B = 2100 d) A = 333444 và B = 444333 e) A = 3450 và B = 5300 Bài 26: Cho . a/ Hãy so sánh S với b/ Xét xem S có chia hết cho 3 không ? Bài 27: Chứng tỏ rằng: a, Hai số tự nhiên liên tiếp là hai số nguyên tố cùng nhau b, Hai số lẻ liên tiếp là hai số nguyên tố cùng nhau PHẦN HÌNH HỌC Câu 1: Cho đoạn thẳng MP, điểm N là điểm thuộc đoạn thẳng MP, I là trung điểm của MP. Biết MN = 3cm, NP = 5cm. Tính MI? Câu 2: Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM = 3,5cm và ON = 7 cm. a.Trong ba điểm O, M, N thì điểm nào nằm giữa ba điểm còn lại? b.Tính độ dài đoạn thẳng MN? c. Điểm M có phải là trung điểm ON không ? Vì sao? Câu 3: Cho đoạn thẳng AB dài 7 cm. Gọi I là trung điểm của AB. a.Tính IB b.Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = 3,5 cm. So sánh DI với AB? Câu 4: Vẽ tia Ox, vẽ 3 điểm A, B, C trên tia Ox với OA = 4cm, OB = 6cm, OC = 8cm. a.Tính độ dài đoạn thẳng AB,BC. b. Điểm B có là trung điểm của AC không ? Vì sao? Câu 5: Cho đoạn thẳng AB dài 8cm, lấy điểm M sao cho AM = 4cm. a.Tính độ dài đoạn thẳng MB. b. Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao? c.Trên tia đối của tia AB lấy điểm K sao cho AK = 4cm. So sánh MK với AB. Câu 6: Trên tia Ox lấy các điểm A , B, C sao cho OA = 4cm,OB = 6cm, OC = 8cm. a/ Tính độ dài đoạn thẳng AB, AC, BC. b/ So sánh các đoạn thẳng OA và AC; AB và BC. c/ Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng nào? Vì sao? ——————————– Hết ——————————– ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – VẬT LÍ 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. LÍ THUYẾT 1. Dụng cụ đo chiều dài; Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta; Cách đổi một số đơn vị đo độ dài thường dùng; Các bước cần làm khi đo độ dài của một vật. 2. Đơn vị đo thể tích thường dùng; Cách đổi đơn vị đo thể tích thường dùng; Cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích của chất lỏng; Cách sử dụng bình chia độ, bình tràn xác định thể tích của vật rắn không thấm nước. 3. Khối lượng của một vật là gì? Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam là gì? Kể tên một số đơn vị đo khối lượng thường dùng, cách đổi đơn vị đo khối lượng. 4. Lực là gì? Đơn vị tính của lực là gì? Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật đứng yên chứng tỏ điều gì? Lấy các ví dụ về hai lực cân bằng. 5. Nêu các kết quả tác dụng của lực lên một vật. Lấy ví dụ minh họa cho từng kết quả tác dụng đó. 6. Trọng lực là gì? Nêu phương, chiều của trọng lực. 7. Trọng lượng là gì? Nêu công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng. 8. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Tác dụng lên đâu? Nó có tác dụng gì? Lực đàn hồi phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng? 9. Dùng tay ép hai đầu của lò xo lại. Lực mà lò xo tác dụng lên tay ta gọi là lực gì? Lực đó có những đặc điểm gì? 10. Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức xác định khối lượng của một vật theo khối lượng riêng và thể tích. Nếu ý nghĩa và đơn vị tính của các đại lượng trong công thức. 11. Trọng lượng riêng của một chất là gì? Nêu đơn vị và công thức tính trọng lượng riêng của một chất. 12. Nêu tác dụng của máy cơ đơn giản. Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng và lấy ví dụ về máy cơ đơn giản trong cuộc sống. II. BÀI TẬP Bài 1: Trình bày cách đo chiều dài, đo thể tích của một vật với các dụng cụ cho trước. Bài 2: – Lấy ví dụ về các vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. – Chỉ ra các lực tác dụng lên một vật đứng yên. Nêu phương chiều của các lực đó. Ví dụ: Quyển sách nằm yên trên bàn; Người ngồi trên yên xe đạp; Quả nặng treo trên dây dọi; Quả nặng treo trên lò xo…. – Lấy ví dụ về kết quả tác dụng của lực lên một vật – Lấy ví dụ về vật có tính đàn hồi và lực đàn hồi. Bài 3: Tính trọng lượng, khối lượng của các vật sau Ví dụ: Khối lượng (m) 200g ? 2kg 5lạng 1 yến 1 tạ Trọng lượng ( P) ? 500N ? ? ? ? Bài 4. Bài tập về tính thể tích, khối lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng Ví du1: Quả cầu làm bằng đồng được thả vào bình chia độ chứa 50cm3 nước thì thấy nước trong bình dâng lên đến mức 100 cm3. Biết khối lượng riêng của đồng là 8400kg/m3. Hãy xác đinh: a) Thể tích quả cầu. b) Khối lượng, trọng lượng và trọng lượng riêng của quả cầu. Ví dụ 2. Tính khối lượng của cái nồi nhôm, biết thể tích đặc của nồi là 6,5cm3. Một cái nồi đồng có cùng khối lượng với nồi nhôm thì có thể tích đặc là bao nhiêu? Bài tập: 11.3; 11.5; TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM KHỐI THCS ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: TIẾNG ANH 6 (Chương trình 10 năm) A. Grammar I. The simple present tense : ( Thì hiện tại đơn) 1. To be : am / is / are : (+) S + am / is / are … Ex: She ( be) …is…… a student. (-) S + am / is / are + not… (?) Am / Is / Are + S + … 2. Ordinary Verbs (+) S + V s /es … Ex: He ( go ) …goes … to school every day (-) S + do/ does + not + verb-inf. Ex: I do not go to school ./ He does not go to school. (?) Do / Does + S + Verb ( bare – inf ) …? Ex: Do you go to school? / Does he go to school? – Trong câu thường có các trạng từ: always, usually, often, sometimes, never, every … II. The present progressive tense ( Thì Hiện tại tiếp diễn ) (+ ) S + am / is / are + V – ing … (-) S + am / is / are + not + V- ing … (?) Am / Is / Are + S + V – ing …? – Thường có các trạng từ ở cuối câu : now, at present, at the moment, right now, at this time …và Look! , Listen! , Be careful! , Be quite !, …..ở đầu câu. III. The simple future tense ( Thì tương lai đơn ) (+) S + will / shall + V ( bare – inf ) … (-) S + won’t / shan’t + V ( bare – inf ) … (?) Will / Shall + S + V ( bare – inf )…?. Yes , S + will / shall. /No, S + won’t / shan’t . – Thường có các trạng từ : soon, tomorrow, tonight, next week / month / year …, one day B. Structures : 1. Comparative of adjectives ( so sánh của tính từ ). a. Comparatives: ( so sánh hơn ) + Short adjs : Adj – er + than + Long adjs : More + adj + than b . Superlatives : ( so sánh nhất ) + Short adjs : The + adj + est … + Long adjs : The most + adj… * Note: Các trường hợp đặc biệt ( good – better – the best , bad – worse – the worst), các tính từ dài kết thúc bằng Y, ER,OW so sánh như tính từ ngắn. (happy – happier – the happiest, clever – cleverer – the cleverest, narrow – narrower – the narrowest…) 2. Would you like + to – V-inf / Noun …? 3. Is there a /an …? Are there any …? 4. Prepositions : under , near , next to , behind , between , opposite , in front of … 5. What about / How about + V- ing …? = Why don’t we +V-inf…? 6. Let’s + V–inf ? = Shall we + V– inf ….? 7. I’d like + to – inf = I want + to – inf … 8. Enjoy + V- ing = like + V- ing / to- inf … 9. Should + V-inf 10. Must/ mustn’t + inf 11. Prepositions of place C. FORMAT 1. Speaking (2,5 points) 1.1. Introduction (Students introduce about themselves in 1 minute) – Name, age, address, class, school, family members, appearance and personality, hobbies: food, drink, sport, subject. 1.2. Pictures ( Students use the picture given to talk to each other in 3-5 minutes) 2.Listening (2,5 points) 2.1. Listen and write the words you hear 2.2. Listen and check the sentences T or F 2.3. Listen and choose the best answers 2.4. Listen and answer the questions 3. Reading: (2,5 points) 3.1. Read the passage and answer the questions bellow. Mary lives in London. London is a famous city with 6,770,000 people . Tourists come from all over the world to visit its historic buildings, theaters, museums,parks and its many shops. They can also see and hear the famous clock, Big Ben. There are too many cars on the streets so the traffic is heavy and the air is polluted here. The best thing about London is the parks. There are five in the city center. But her favourite place is Hamleys. It is the biggest toy shop in the world. 1.How many people are there in London?………………………………………………………………………………… 2.What can tourists do in London?…………………………………………………………………………………………. 3.Why is air polluted in London?………………………………………………………………………………………….. 4.Does Mary like parks best?………………………………………………………………………………………………… 3.2.Fill in the gaps with the words in the box: writing clever are going homework makes has I’m Vy. My close friend is Lan. She is very pretty. She has short black hair and big brown eyes. She is_____(1)___ and hard-working but she is very funny. She ___(2)____ jokes and we all laugh. She loves reading and ___(3)____ short poems. I like being with her. We often do our ___(4)____ together and she helps me a lot. This Saturday we’re going to the Ha Long museum. Then we ____(5)_____to the park. It’s going to be fun. 4.Writing (2,5 points) 4.1. Rearrange the words to make meaningful sentences 1. homework/ you/ must/ before/ your /do/ school/ going / to. 2. like/ come/ dinner/ you/ would/ to/ to/ house/ and / my/ have? 3. I/going/am/a/watch/football/to/TV/match/on/evening/this. 4. Lan/ student / class/ is / her / the / in / best. 5. my/ has/ short/ round/ black/ face/ and / hair/ cousin/ a. 6. at / children/ behave/ Tet/ well/ should. 7. not/ should/ we/ eat/ sweets/ a lot of. 8. visit/ will/ I/ friends/ relatives/ and / at / my/ Tet/ to/ go. 4.2. Complete each sentence so it means the same as the sentence above. 1. I don’t have a bookshelf in my room.->There……………………………………………..
2. The note book is on the book. ->The book ………………………………………………………………
3. The car is in front of the bus. ->The bus …………………………………………………………………………..
4. My favorite room in the house is the bedroom. -> I like………………………………………………………
5. Quang is lazier than Ha. ->Ha……………………………………………………………………………………….
6. A city is noisier than a village. ->A village………………………………………………………………….
7. Please tell me something about your neighborhood. ->Can………………………………………………
8. In summer, Da Nang is hot but Vinh hotter. ->In summer, Vinh…………………………………………..
9. It is wrong of us to throw rubbish. ->We mustn’t ……………………………………………………………
10. Ha Noi is large, Bangkok is larger and Tokyo is the largest.
->Tokyo is …………………………the three cities.
11. It is not good to stay up so late to listen to music. ->You should……………………………………….
12. How many times a week do you go to your painting club. ->How often ………………………………
13. It is essential that you do your homework before going to school. ->You must …………………
14. Nobody is older than my grandfather in my family. ->My grandfather is ……………………………
15. Kiet is the best at English in his class. ->Nobody in Kiet’s class……………………………………….
4.3.Write a short paragraph about your neighbourhood, using the cues below:
– Where is your neighbourhood?
– What are there in your neighbourhood?
– Do you like living there? What do you like about it?
– What do you dislike about it? So do you think what people in your neighbourhood should/ shouldn’t do to make it better?
*Write an e-mail to your freind . Tell him/ her about a family member . Include this information
– who is the person ?
– how old is he/she ?
– what is her /his job?
– What does he/ she like doing ?
– What does he/ she do for you ?

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN : SINH HỌC 6

1. Tế bào:
– Cấu tạo tế bào thực vật
2. Rễ:
– Các miền của rễ, chức năng của từng miền
– Cấu tạo miền hút của rễ
– Các loại rễ chính, ví dụ
3. Thân:
– Các loại thân chính: đặc điểm, ví dụ
– Thân dài ra do đâu? Thân to ra do đâu?
4. Lá:
– Lá biến dạng: đặc điểm, chức năng, ví dụ
5. Hoa:
– Cấu tạo và chức năng của hoa
6. Quang hợp, hô hấp: Khái niệm, sơ đồ, ý nghĩa
7. Phần lớn nước vào cây đi đâu? Ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC 2019-2020

I. Phần tiếng Việt:
1. Nội dung:
* Trọng tâm:
– Nghĩa của từ; chữa lỗi dùng từ
– Danh từ và cụm danh từ; Động từ và cụm động từ; Tính từ và cụm tính từ.
2. Yêu cầu:
– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm trong phần ghi nhớ – sách giáo khoa;
– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng:
+ Các bài tập trong phần luyện tập SGK Ngữ văn lớp 6, tập I;
+ Các dạng bài tập bổ sung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;
– Nhận biết và hiểu tác dụng và vận dụng các đơn vị kiến thức vào tình huống giao tiếp
(đặt câu, viết đoạn văn).
II. phần văn bản:
1. Nội dung:
* Trọng tâm: Thánh Gióng; Thạch Sanh; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi.
2. Yêu cầu:
– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng: nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản;
– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng:
+ Tóm tắt, kể lại một câu chuyện đã học;
+ Giải thích ý nghĩa của một chi tiết truyện;
+ Vận dụng kiến thức bài học để giải quyết tình huống thực tiễn trong cuộc sống.
III. Phần tập làm văn :
1. Nội dung:
– Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt;
– Viết bài văn tự sự
2. Yêu cầu:
– Học sinh nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;
– Biết cách làm các dạng bài tập vận dụng: Bài văn kể chuyện đời thường.
– Tham khảo các đề bài 1, 3, 4 (SGK T99), đề đ,g (SGK T119)
CÂU HỎI ÔN THI SỬ 6
I. TRẮC NGHIỆM
1. Xã hội nguyên thủy
2. Đời sống của Người nguyên thủy trên đất nước ta
3. Nước Âu Lạc
4. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
II. TỰ LUẬN
1. Lập bảng tóm tắt những điểm mới trong đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long.
2. Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn? (cơ thể, tổ chức xã hội, đời sống)
3. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.
4. Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang và nhận xét.
5. Qua thất bại của cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN, em có suy nghĩ gì?

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ I
MÔN GDCD LỚP 6
NĂM HỌC 2019- 2020

I. ÔN TẬP CÁC BÀI SAU
Bài 1: tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Bài 2: Siêng năng , kiên trì
Bài 4: Lễ độ
Bài 5: Tôn trọng kỉ luật
Bài 9: Lịch sự tế nhị
Bài 11: Mục đích học tập của học sinh
II: Yêu cầu:
A : Phần bài tập
+ Trả lời các câu hỏi , các tình huống trong sách bài tập và sách giáo khoa GDCD 6 thuộc các bài trên.
+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể
B.Phần lý thuyết nắm được:
Khái niệm?
Biểu hiện ?
Ý nghĩa?
Trách nhiệm của bản thân?
II.Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
Câu 2: Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân
Câu 3: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Câu 4: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng , kiên trì?
Câu 5: hãy kể một việc làm thể hiện tính siêng năng của em
Câu 6: Thế nào là lễ độ ?
Câu 7: Nêu những biểu hiện có lễ độ và thiếu lễ độ?
Câu 8: Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”?
Câu 9: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tác dụng của tôn trọng kỉ luật?
Câu 10: Nêu những biểu hiện của tôn trọng kỉ luật?
Câu 11: Thế nào là lịch sự, tế nhị? Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?
Câu 12:Em hãy phân tích một hành vi của bản thân đã thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị( Hoặc thiếu lịch sự, thiếu tế nhị – nếu có)
Câu 13: Thế nào là mục đích học tập của học sinh? ý nghĩa của mục đích học tập của học sinh?Nêu nhiệm vụ của học sinh?
Câu 14: Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ…. nói đến ý nghĩa của việc học ?

LƯU Ý:
+ Ôn tập, trả lời các câu hỏi , các tình huống trong sách bài tập và sách giáo khoa GDCD 6 thuộc các bài trên.
+ Biết vận dụng những kiến thức đã học giải quyết một số tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.( Tình huống ở phần tự luận)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
ĐỊA LÍ LỚP 6
Câu 1 : Ở nửa cầu Nam, ngày 22 tháng 6 là ngày gì?
Câu 2 : Bản đồ là
Câu 3 : Trên thế giới, đại dương nào có diện tích lớn nhất?
Câu 4 : Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là
Câu 5 : Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là
Câu 6 : Trục Trái Đất là gì?
Câu 7 : Theo thứ tự xa dần, các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào?
Câu 8 : Trên Trái Đất, lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?
Câu 9 : Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
Câu 10 : Đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện trên bản đồ bằng kí hiệu đường?
Câu 11 : Trên quả Địa Cầu, vĩ tuyến dài nhất là vĩ tuyến nào?
Câu 12 : Việt Nam thuộc địa mảng nào?

Câu 13: Viết các toạ độ địa lí các điểm A, B, C theo hình vẽ sau:

Câu 14: Nêu đặc điểm sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 15:
Cho biết Luân Đôn thuộc khu vực giờ số 0 (không), Việt Nam thuộc khu vực giờ số 7 (bẩy). Giả sử có một trận bóng đá diễn ra ở Luân Đôn (Anh) vào lúc 16 giờ ngày 26/12/2019. Ở Hà Nội (Việt Nam) muốn xem truyền hình trực tiếp ta phải mở tivi vào thời gian nào cùng ngày?
Câu 16: Cách tính khoảng cách thực tế dự vào tỉ lệ bản đồ.

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ
NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1. Hãy mô tả bộ trang phục dùng đề mặc đi chơi hợp với em nhất. Vì sao em chọn kiểu trang phục, màu sắc đó?
Câu 2 :Vai trò của nhà ở đối với con người là gì? Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở.
Câu 3: Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Em phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Câu 4: Vì sao người ta thích dùng áo vải bông, vải lụa tơ tằm hơn là dùng vải lụa nilon, vải polyeste trong mùa hè
Câu 5: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Hãy nêu 1 ví dụ cụ thể.
Câu 6: Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học?
Câu 7: Nhà em thường sử dụng những đồ vật nào để trang trí? Những đồ vật đó có tác dụng gì cho ngôi nhà của em?

BÌNH LUẬN